NHỮNG TIÊU CHUẨN NÀO ĐANG ĐƯỢC ÁP DỤNG CHO BIỂN BÁO AN TOÀN LAO ĐỘNG HIỆN NAY? (PHẦN 2)

16/05/2022
Tin tức

Trong phần 1, An toàn công nghiệp HVT (HVT Safety) đã giới thiệu Tiêu chuẩn quốc gia (Việt Nam) TCVN 8092:2009 (ISO 7010:2003) áp dụng cho biển báo an toàn. Vậy thì ngoài tiêu chuẩn này ra, còn có tiêu chuẩn nào mà các doanh nghiệp nên tham khảo nữa không? Hãy cùng xem ngay sau đây nhé.

 

Biển báo an toàn theo tiêu chuẩn ANSI/OSHA

 

1. ANSI là gì?

ANSI (viết tắt của American National Standards Institute trong tiếng Anh và có nghĩa là "Viện Tiêu chuẩn Quốc gia Hoa Kỳ") là một tổ chức tư nhân, phi lợi nhuận ra đời ngày 19 tháng 10 năm 1918 nhằm quản trị và điều phối sự tiêu chuẩn hoá một cách tự giác và hợp thức các hệ thống quy ước. Cơ sở chính ANSI đóng ở Washington, D.C.

 

Nhiệm vụ của tổ chức là nâng cao khả năng cạnh tranh toàn cầu của hệ thống kinh doanh và chất lượng đời sống Hoa Kỳ đồng thời tạo điều kiện cho việc tự giác thống nhất các tiêu chuẩn và hợp thức các hệ thống quy ước, cũng như là bảo vệ sự nguyên dạng của các tiêu chí này. Các tiêu chuẩn của ANSI thường được ISO chấp nhận.

 

Tất cả các tiêu chuẩn ANSI đều là tự nguyện, nhưng các tiêu chuẩn của ANSI thường được các cơ quan có thẩm quyền thực thi áp dụng. Ví dụ, tiêu chuẩn ANSI Z535-2011 (R2017) đã được OSHA thông qua và ứng dụng cho biển báo an toàn.

 

2. Tiêu chuẩn tham chiếu nào của ANSI áp dụng cho biển báo an toàn?

Tiêu chuẩn tham chiếu của ANSI áp dụng cho biển báo an toàn đó là Z535-2011 (R2017).

 

3. OSHA là gì?

OSHA là tổ hợp của các chữ cái đầu tiên trong một cụm từ tiếng anh Occupational Safety and Health Administration (Cơ quan An toàn Nghề nghiệp và Sức khỏe Hoa Kỳ), được thành lập vào năm 1970 theo Đạo luật An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp.

 

Dựa vào Đạo luật này, người sử dụng lao động cần có trách nhiệm cung cấp các điều kiện nơi làm việc an toàn, lành mạnh cho tất cả nhân viên và OSHA ra đời với sứ mệnh đảm bảo quyền lợi tối ưu cho người lao động và đưa ra những giải pháp điều chỉnh để giảm tối đa các mối nguy hại có thể xảy ra. Đơn vị này giúp thực thi các tiêu chuẩn để kiểm tra và đánh giá một cách chặt chẽ của toàn bộ quy trình, đảm bảo sự an toàn tại nơi làm việc.

 

4. Tiêu chuẩn tham chiếu nào của OSHA áp dụng cho biển báo an toàn?

Đó là tiêu chuẩn 29 CFR 1910.145.

 

5. Biển báo an toàn theo tiêu chuẩn ANSI/OSHA có nghĩa là gì?

 

ANSI/OSHA

 

ANSI thực hiện giám sát, phát triển và thống nhất các tiêu chuẩn để sử dụng cho hàng loạt các ngành công nghiệp và khi tiêu chuẩn ANSI nào có giá trị thực thi cao, OSHA sẽ lựa chọn và trích dẫn tham chiếu tiêu chuẩn ANSI đó cho người sử dụng lao động tham khảo để có phương án an toàn tốt hơn cho tổ chức của mình.

 

Đơn cử như tiêu chuẩn ANSI Z535 giải thích cách đưa ra thông điệp về các vấn đề an toàn khi thiết kế biển báo và tem nhãn. Tiêu chuẩn ANSI Z535-2011 (R2017) được phê duyệt vào năm 2011 và chỉnh sửa mới nhất năm 2017 có tính thực tiễn rất cao. Do đó, vào năm 2013, tiêu chuẩn ANSI Z535-2011 (R2017) đã được OSHA thông qua, làm cho việc tuân thủ tiêu chuẩn ANSI này trở thành một phần tồn tại trong các quy định an toàn của OSHA.

 

Cho nên khi thiết kế biển báo an toàn, các doanh nghiệp có thể tham khảo tiêu chuẩn ANSI Z535-2011 (R2017) vì điều này cũng đồng nghĩa với việc tuân thủ quy định của OSHA.

 

Tiêu chuẩn ANSI Z535-2011 (R2017) phân chia biển báo an toàn ra thành 5 loại: biển báo nguy hiểm (danger), biển cảnh báo (warning), biển báo chú ý (caution), biển báo lưu ý (notice) và biển báo hướng dẫn an toàn chung (safety instruction).

 

a. Biển báo nguy hiểm (danger)

Dấu hiệu nhận biết: chữ NGUY HIỂM (DANGER) màu trắng trên nền đỏ.

 

biển báo nguy hiểm - điện giật
Biển báo nguy hiểm - Điện giật

 

 

b. Biển cảnh báo (warning)

Dấu hiệu nhận biết: chữ CẢNH BÁO (WARNING) màu đen trên nền cam.

 

biển cảnh báo - cần trục phía trên, không đứng bên dưới khi cần trục đang hoạt động
Biển cảnh báo - Cần trục phía trên

 

 

c. Biển báo chú ý (caution)

Dấu hiệu nhận biết: chữ CHÚ Ý (CAUTION) màu đen trên nền vàng.

 

biển báo chú ý - coi chừng xe nâng
Biển báo chú ý - Coi chừng xe nâng

 

 

d. Biển báo lưu ý (notice)

Dấu hiệu nhận biết: chữ LƯU Ý (NOTICE) màu trắng trên nền xanh dương.

 

biển báo lưu ý - tài sản được bảo vệ bằng video giám sát 24h
Biển báo lưu ý - Tài sản được bảo vệ bằng video giám sát 24h

 

 

e. Biển báo hướng dẫn an toàn chung (safety instruction)

Dấu hiệu nhận biết: chữ trắng  trên nền xanh lá cây. Ví dụ như chữ AN TOÀN LÀ TRÊN HẾT (SAFETY FIRST), KHẨN CẤP (EMERGENCY) hoặc chữ HƯỚNG DẪN AN TOÀN (SAFETY INSTRUCTIONS)

 

biển báo hướng dẫn an toàn - đọc hướng dẫn an toàn và cách thức vận hành
Biển báo hướng dẫn an toàn - Đọc hướng dẫn an toàn và cách thức vận hành

 

BIỂN BÁO AN TOÀN - SAFETY SIGNS (ANSI/OSHA)

 

 

Nếu bạn cần tư vấn và đặt hàng cho các loại biển báo thì hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới.

 

Liên hệ để được tư vấn và đặt hàng:

Tên Công ty: Công ty TNHH An Toàn Công Nghiệp HVT
Địa chỉ: 65 Đường 2A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Điện thoại: 0938 218 600
Email: sale.hvtsafety@gmail.com

 

ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM

  • Lọc theo:
  • Tất cả
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
Chia sẻ

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

XÂY DỰNG HỆ THỐNG BIỂN BÁO AN TOÀN MỚI CHO CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH

Khi có kế hoạch xây dựng một hệ thống biển báo an toàn mới cho cơ sở sản xuất kinh doanh, bạn có thể tham khảo 4 bước thực hiện sau đây.

CÁCH CHỌN BIỂU TƯỢNG CẢNH BÁO VÀ TỪ NGỮ BÁO HIỆU SAO CHO PHÙ HỢP KHI THIẾT KẾ BIỂN BÁO AN TOÀN THEO TIÊU CHUẨN ANSI/OSHA

Trong lần trước, An toàn công nghiệp HVT đã giới thiệu cấu trúc hiển thị trên biển báo an toàn theo tiêu chuẩn ANSI/OSHA (link tham khảo tại đây), trong bài này chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu sâu hơn về phần panel trên cùng của biển báo nhé.

Facebook

error: No copy